Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.
Ải Chi Lăng là cửa ải lịch sử tiêu biểu của Lạng Sơn, nằm tại xã Chi Lăng. Xưa kia, khu vực này được coi là tường chắn của Thăng Long để ngăn chặn những cuộc viễn chinh phương Bắc.
Ải Chi Lăng không chỉ là một địa danh đẹp đứng sừng sững giữa đất trời mà ẩn sâu trong đó còn là sức sống mãnh liệt một thời của hào khí Đông A. Xưa kia, chính nhờ địa hình độc đáo với những dãy núi cao, cây cối bao phủ, Ải Chi Lăng tạo nên một trận đồ hiểm yếu và trở thành bức tường thành bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa trước những cuộc xâm lược của quân giặc phương Bắc. Lịch sử của vùng biên ải này gắn liền với nhiều anh hùng hào kiệt như Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Hoàng Đại Huề… Chi Lăng ghi dấu những chiến thắng hào hùng của dân tộc với tầng tầng lịch sử, lớp lớp chiến công của cha ông ta với 2 lần chống quân Tống xâm lược (năm 981 và 1077), 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (năm 1285 và 1287), cuộc chống quân xâm lược Mãn Thanh (năm 1788 – 1789), đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ những năm 1882 – 1888.
Trong lịch sử, vùng biên ải này là nơi liên tục diễn ra các trận đánh mang tính chiến lược trong lịch sử quân sự Việt Nam, mà đỉnh cao là chiến thắng Chi Lăng (10/10/1427) quân và dân ta đã lập nên một chiến công vang dội triệt hạ đạo quân tiếp viện hơn 10 vạn quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy, góp phần kết thúc trường kỳ kháng chiến, lật đổ ách đô hộ của Nhà Minh giành lại trọn vẹn non sông, đất nước.
Có thể nói các chiến thắng Ải Chi Lăng Lạng Sơn đã khẳng định ý chí chiến đấu bảo vệ non sông của người dân nước Nam và đập tan ý đồ xâm lược của mọi kẻ thù.
Ải Chi Lăng có quy mô rất hoành tráng với chiều dài lên tới 20km, nối liền Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng là chứng tích lịch sử của nhiều cuộc chiến vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Phía Tây được bao bọc bởi núi Kai Kinh, hai đầu ải là những núi đá cao chót vót, tạo thành thế hiểm trở, góp phần làm nên chiến thắng chống quân Minh và đánh tan quân xâm lược nhà Thanh.